![]() |
“Diya Aur Baati Hum”, được dịch với tựa đề “Vợ tôi là cảnh sát” nói về cô gái Sandhya xinh đẹp, do Deepika Singh thủ vai, từ lâu đã mơ mộng được trở thành cảnh sát, cô muốn phá hết những rào cản mà xã hội Ấn Độ đã gán vào tầng lớp trung lưu như cô. Sooraij - do Anas Rashid thủ vai- chồng cô lại là một chàng trai mộc mạc và bình dị.
![]() |
Anh ăn học ít hơn và mở một tiệm bán bánh ngọt khá nổi tiếng trong vùng. Cuộc hôn nhân của họ như cuộc duyên tiền định khi mà gia đình chồng cô vì “thể diện” đã tìm mọi cách cưới vợ cho con trai chỉ trong 15 ngày sau khi cưới hụt một cô gái khác. Sandhya chính là cô gái được chọn trong bối cảnh bố mẹ vừa mất cách đó vài ngày, cuộc hôn nhân mai mối theo đúng truyền thống và tôn giáo Ấn Độ. Cuộc hôn nhân đó tưởng như sẽ bóp chết giấc mơ trở thành cảnh sát của Sandhya, bởi gia đình chồng cô cho đó là tư tưởng lệch lạc, họ ép cô kết thúc vịệc học sớm.
Trong lúc Sandhya tưởng chừng giấc mơ của mình đã tan vỡ, thì anh chồng Sooraj lại âm thầm lặng lẽ giúp cô vượt qua tất cả thử thách. Bộ phim tái hiện sự hỗn loạn tại New Delhi, nói lên ước vọng giải phóng người phụ nữ Ấn Độ khỏi những rào cản gia đình, sự dốt nát mà không phải do chính họ mong muốn, Sandhya là đại diện cho những người phụ nữ Ấn Độ.
Trong những ngày đầu công chiếu, 2 đạo diễn nổi tiếng Sumeet H Mittal và Rohit Raj Goyal, cùng các diễn viên chính luôn gặp phải sự công kích của những người đứng đầu trong phe bảo thủ với lý do bảo vệ tôn giáo chính thống. Nhưng cũng giống như Sandhya, ekip làm phim đã vượt qua những rào cản đó để làm nên một bộ phim được yêu thích nhất không chỉ tại Ấn Độ mà các quốc gia khác. Bộ phim không chỉ hấp dẫn trong các tình tiết tâm lý, hài hước, hành động và đôi lúc được đưa lên cao trào đến nghẹt thở mà còn được trau chuốt từng góc quay, hình ảnh và sự thể hiện của dàn diễn viên đẹp có nhiều kinh nghiệm.
![]() |
Cùng với trào lưu phim truyền hình Ấn Độ, “Vợ tôi là cảnh sát” trên sóng E Channel vào 19h45 hàng ngày hứa hẹn là một món giải trí hấp dẫn không thể thiếu mỗi ngày, giúp cho khán giả Việt Nam hiểu hơn về văn hóa, phong tục, cuộc sống, con người của một đất nước được coi là gốc của những tôn giáo Á Châu.
https://www.facebook.com/Echannel.VTVcab5 hoặc http://echannel.vn/
Anh Vũ
" alt=""/>Bộ phim làm 'dậy sóng' Ấn Độ ra mắt khán giả Việt NamTrong suốt thời gian làm công tác tư vấn tâm lý, ông Trịnh Trung Hòa gặp không ít trường hợp vợ chồng "lệch pha" trong chuyện tình dục.
Điều này xảy ra khi một người có nhu cầu tình dục cao hơn người kia dẫn đến các xung đột, rắc rối trong các mối quan hệ vợ chồng. Thậm chí nó còn dẫn đến tình trạng ly thân, ly hôn giữa các cặp đôi.
"Nguyên nhân của sự chênh lệch này có thể do tuổi tác, sức khỏe, bệnh lý hoặc do tính cách, lối sống. Cũng có thể do người chồng hoặc vợ bị bạo hành tinh thần, thể xác trong thời gian dài, dẫn đến sự nguội lạnh các ham muốn tình dục với đối phương", chuyên gia tâm lý Trung Hòa chia sẻ.
![]() |
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến "lệch pha" tình dục (Ảnh minh họa) |
Một ca tư vấn khiến chuyên gia Trung Hòa nhớ mãi, là việc một cặp vợ chồng không còn trẻ mâu thuẫn trong nhiều năm nay về chuyện chăn gối. Người chồng có nhu cầu rất cao, trong khi đó người vợ "nguội lạnh" từ lâu.
Khi đòi hỏi vợ, thay vì thuyết phục, chiều chuộng nhẹ nhàng thì anh ta lại tuyên bố: "Mày là vợ tao thì tao có quyền thích làm gì thì làm. Đấy là nghĩa vụ của người làm vợ. Mày không chiều được chồng là đồ bỏ đi".
Cặp vợ chồng đó trên 50 tuổi. Người chồng làm nghề xe ôm. Thời trẻ anh ta không có nghề nghiệp ổn định chỉ đi làm thuê, bốc vác. Khi bắt đầu có tuổi, anh đòi vợ mua cho chiếc xe máy cũ ngày ngày ra đầu ngõ làm nghề xe ôm. Tiền kiếm được anh này nướng vào lô đề, rượu chè không đưa nổi một đồng cho vợ. Thậm chí nhiều khi nợ nần, anh ta còn về đòi vợ đưa tiền.
Chị vợ là giáo viên của một trường tiểu học. Với đồng lương eo hẹp, chị vừa phải nuôi con vừa phải lo trả nợ hết lần này đến lần khác cho chồng. Kinh tế đã khó khăn, tính cách chồng lại vô cùng thô lỗ. Hễ uống rượu không có chuyện gì vừa mắt là anh ta sẵn sàng đánh vợ.
Bởi vậy, từ lâu chị đã không còn tình cảm với chồng. Chị vẫn chấp nhận cuộc sống với người đàn ông bất tài, vũ phu bởi chị sợ cảnh các con mất cha, sợ hàng xóm điều tiếng "đàn bà bỏ chồng".
"Chuyện ấy" của vợ chồng chị vì thế cũng vô cùng tẻ nhạt. Ngày trước, để yên ấm cửa nhà, chị phải cắn răng chịu đựng cho xong chuyện. Chị chia sẻ với chuyên gia Trung Hòa, nếu như chồng "đòi" mà không "cho" anh ta sẽ làm ầm ĩ lên, chửi bới vợ dù là lúc giữa đêm. Chị cứ âm thầm chịu đựng trong nhiều năm.
Tuy nhiên, càng nhiều tuổi nhu cầu của chị càng nguội lạnh, trong khi chồng đòi hỏi ngày càng cao. Anh ta còn ảo tưởng chị ngoại tình nên sinh lòng ghen tuông. Nếu chị không đáp ứng anh ta bảo vợ đã "no xôi chán chè" ở ngoài nên từ chối chồng. Điều này khiến chị mệt mỏi về sức khỏe cũng như suy kiệt về tinh thần.
![]() |
"Khoảng thời gian ấy tôi sợ nhất là mỗi khi trời tối, nhà nhà tắt đèn" (Ảnh minh họa) |
"Khoảng thời gian ấy tôi sợ nhất là mỗi khi trời tối, nhà nhà tắt đèn. Thậm chí ban ngày đi qua giường ngủ tôi cũng dâng lên nỗi lo lắng vì ám ảnh lúc bị chồng hành hạ, chửi bới. Hôm nào anh ta say đến mức không mở mắt nổi mà đòi hỏi là tôi thở phào nhẹ nhõm vì "thoát nạn", chị kể.
Rồi chị khóc khi nói về một sự cố trên giường khiến chị bị chồng cho một trận đòn nhớ đời. Đó là giai đoạn khó khăn trong đời chị. Chồng chẳng bao giờ đưa đồng tiền nào để vợ trang trải kinh tế, nuôi con nhưng việc nhà cũng chưa một lần anh ta nhấc tay. Chị vừa dạy ở trường vừa nhận một công việc làm thêm. Sau giờ làm lại tất tả lo chuyện cơm nước, nhà cửa cho các con đi học.
Một lần, sau ngày đi làm mệt lả cả người chị lên giường đi ngủ. Những tưởng được ngả lưng một giấc đến sáng thì nửa đêm chồng chị đi uống rượu về. Hắn lại thô lỗ dựng vợ dậy để đòi hỏi chuyện vợ chồng.
Chị chán ngán đến mức không nói năng gì chỉ im lặng chịu đựng. Hắn ta liên tục đòi hỏi vợ phải làm kiểu này kiểu kia. Vừa mệt mỏi vừa buồn ngủ nên khi chồng đang quan hệ thì chị thiu thiu ngủ. Phát hiện vợ ngủ gật anh ta tức giận tát bốp vào mặt chị.
Chị giật mình thảng thốt tỉnh dậy thì bị anh ta dùng chân đạp thẳng xuống giường. Anh ta vừa chửi vừa định lao đến thì chị vùng dậy, quấn chăn chạy trốn xuống bếp. "Đêm đó nếu tôi không chạy kịp chắc chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra", chị chia kể trong nước mắt.
Chuyên gia Trịnh Trung Hòa nói: "Tình dục là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Nó được thực hiện khi hai người đồng thuận nhưng trong không ít cuộc hôn nhân, người vợ hoặc chồng xuất hiện ác cảm tình dục trong đời sống chăn gối.
Ác cảm tình dục còn đáng sợ hơn cả lãnh cảm tình dục. Bởi lãnh cảm là một trong hai người không còn nhu cầu, không còn ham muốn về tình dục nhưng ác cảm là sự sỡ hãi, né tránh chuyện ấy. Tình trạng này không phải tự nhiên xuất hiện, mà là do đối tượng bị tác động tâm lý, thể xác dẫn đến sự hoảng loạn, sợ hãi. Chị A. trong câu chuyện trên là một trường hợp như vậy".
Ông nhấn mạnh: "Tình dục không thể đến từ việc cưỡng bức, ép buộc mà phải đến từ sự tự nguyện từ hai phía. Muốn được sự đồng thuận của bạn đời trong cuộc sống thường ngày, chồng và vợ nên làm tròn trách nhiệm. Đồng thời phải có sự quan tâm đối phương bằng những hành động, lời nói, cử chỉ để tình cảm thêm khăng khít, mặn nồng.
Một người đàn ông vừa bê tha rượu chè, vô trách nhiệm với gia đình lại đòi hỏi vợ phải có tình cảm, yêu chiều mình thì thật quá ích kỷ, vô lý. Trong trường hợp này, người cần phải gặp chuyên gia tâm lý là anh kia chứ không phải là chị vợ".
Phương Lê - M.Anh
" alt=""/>Bi kịch vợ chồng 'lệch pha' tình dục qua lời kể chuyên giaNăm 2008, tôi mở tài khoản tại công ty chứng khoán cạnh trường Đại học Luật TP HCM và bắt đầu tham gia thị trường khi còn là sinh viên. Vốn đầu tư ít, lại thường phải cắt lỗ nên mười năm sau tôi dừng chơi chứng khoán.
Đầu năm 2021, đồng nghiệp gửi cho tôi bài báo về trường hợp hai cá nhân bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt số tiền 1,2 tỷ đồng do lập hàng chục tài khoản khác nhau để mua bán, tạo cung cầu giả. Chúng tôi thắc mắc tại sao hai cá nhân này lại không bị xử lý hình sự?
Năm 2020 và 2021, do cách ly xã hội để phòng dịch Covid-19 nên số người chơi chứng khoán tăng đột biến. Đây cũng là thời gian xảy ra nhiều vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh này, đỉnh điểm là việc một số cá nhân bị khởi tố về hành vi thao túng chứng khoán. Trên các diễn đàn, không ít nhà đầu tư tự ví mình là "gà" để rồi bị "lùa" và "úp sọt".
Dưới góc độ nghiên cứu pháp luật, tôi giật mình: Quy phạm pháp luật hình sự hiện nay không tạo ra được hành lang an toàn để bảo vệ sự phát triển của thị trường chứng khoán. Sự bất cập của luật hình sự thể hiện trên khía cạnh về cấu thành tội phạm và khung hình phạt.
Một là, về cấu thành tội phạm.
Tất cả bốn tội danh liên quan đến chứng khoán: Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; Sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; Thao túng giá chứng khoánvà Làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoánđều quy định phải gây thiệt hại hoặc thu lợi bất chính mới bị xử lý hình sự. Song, thực tế việc đi chứng minh số tiền thiệt hại và thu lợi bất chính đối với cơ quan tố tụng rất khó khăn vì tài khoản giao dịch là rất lớn nên phải làm việc với rất nhiều tổ chức, cá nhân với hàng nghìn tài liệu phải thu thập, trong khi thời gian điều tra thì giới hạn do luật định.
Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, họ không quy định như Việt Nam. Quy định của nhà làm luật Việt Nam chẳng khác nào buộc dây vào chân cơ quan tố tụng, trong khi tội phạm chứng khoán thì nhờn luật. Không ai thao túng hoặc thực hiện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán chỉ để cho vui mà không có mục đích gây thiệt hại hoặc thu lợi nên quy định như vậy là thừa thãi.
Điều 410 "Giao dịch nội gián" và 411 "Thao túng thị trường bất hợp pháp" Bộ luật Hình sự Hungary quy định chỉ cần ai thực hiện hành vi giao dịch nội gián, thao túng thị trường thì có thể lập tức đối diện hình phạt tù đến 5 năm. Liên minh Châu Âu quy định tội phạm loại này dựa trên cấu thành hình thức, không bắt buộc cấu thành vật chất như Việt Nam. Nghĩa là họ không cần đi chứng minh số tiền thiệt hại hay thu lợi bất chính mà chỉ cần thực hiện hành vi bị cấm trong lĩnh vực chứng khoán là trở thành tội phạm và phải ngồi tù; khung hình phạt sẽ tăng theo giá trị giao dịch đã rõ ràng trên hệ thống.
Quy định như trên vừa tạo thuận lợi cho cơ quan tố tụng vừa mang tính răn đe để bảo vệ thị trường.
Hai là, khung hình phạt còn nhẹ chưa tương xứng với hành vi.
Tất cả tội danh liên quan đến chứng khoán chỉ có khung hình phạt cao nhất ở mức "nghiêm trọng", tối đa 5 năm hoặc 7 năm tù. Trong khi tội phạm chứng khoán thu lợi bất chính số tiền rất lớn và gây ra thiệt hại "rất nghiêm trọng", thậm chí là "đặc biệt nghiêm trọng" cho nhà đầu tư lẫn cả nền kinh tế. Việc thị trường phản ứng tiêu cực sau khi một số lãnh đạo của các công ty lớn niêm yết bị bắt giam về hành vi thao túng chứng khoán là minh chứng rõ ràng.
Luật hình sự Mỹ quy định hình phạt cao nhất cho tội phạm chứng khoán là 20 năm tù; Nhật Bản, Hong Kong và Malaysia là 10 năm tù. Năm 2020, Trung Quốc đã sửa luật hình sự để tăng hình phạt cao nhất đối với tội phạm này lên 15 năm tù. Ngoài ra, các nước còn áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền tương ứng với giá trị giao dịch hoặc thu lợi.
Khi còn công tác tại địa phương, tôi từng tham gia kiểm sát vụ án "Cướp giật tài sản". Bị cáo bị tòa án xử phạt 1 năm 6 tháng tù giam vì cướp giật sợi dây chuyền trị giá 700 nghìn đồng.
Nếu chiếu số tiền trên sang hành vi trộm cắp hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện chỉ bị phạt hành chính vì hai tội danh này quy định số tiền chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Song, nhà làm luật đã lường trước hậu quả nguy hiểm của hành vi cướp giật, đặc biệt trong trường hợp nạn nhân đang điều khiển phương tiện giao thông nên đã quy định: "Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm" mà chưa cần tính đến giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Tinh thần pháp chế của nhà làm luật EU và ở tội "Cướp giật tài sản" trong Bộ luật Hình sự nước ta tương đồng ở chỗ thấy hành vi nguy hiểm là phải trừng trị ngay, không cần phải chứng minh hậu quả mới xử lý.
Tội phạm chứng khoán được thực hiện bởi những chủ thể có trình độ văn hóa cao, thậm chí là những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Họ phạm tội không phải vì nghèo hay trình độ văn hóa thấp như tội phạm cướp giật mà cố ý làm giàu bất lương, bất chấp gây tổn thương cho nền kinh tế nên càng cần phải có hình phạt nặng tương thích.
Hình phạt cao nhất đối với tội "Cướp giật tài sản" là phạt tù đến 20 năm hoặc chung thân.
Bùi Võ
" alt=""/>'Lùa gà' và cướp giật